Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Công thức 6C – Công thức bán hàng chuyên nghiệp

Công thức 6C – Công thức bán hàng chuyên nghiệp

Bán hàng thời hội nhập cần phải văn minh và phục vụ chuyên nghiệp mới giữ được khách hàng và kinh doanh bán lẻ truyền thống ở Việt Nam mới phát triển được.

1. CƯỜI TỰ NHIÊN – MỘT CÁCH THU HÚT KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
Cười là cử chỉ đẹp nhất của con người. Hãy cười thật tươi để tạo ra sự thông thương cảm xúc với khách hàng khi họ vừa ghé vào cửa hàng của bạn. Một nụ cười của người bán hàng sẽ đem đến cả một bầu trời hạnh phúc và niềm hưng phấn cho bất kỳ ai ghé vào cửa hàng. Khi khách hàng bắt gặp được nụ cười của người bán hàng tại cửa hàng, lúc đó họ sẽ có cảm xúc thật đặc biệt và có cảm tình ngay với người bán, sản phẩm và cửa hàng của bạn.
Tuy nhiên cười cũng chẳng dễ dàng gì, một nụ cười có duyên và thật lòng phải thật tươi và tự nhiên, bạn hãy tưởng tượng khách hàng là một người đáng tôn trọng, người đến để trả lương cho mình và tạo ra công việc cho mình bạn sẽ cười tươi. Nhưng không lạm dụng cười, chưa nói đã cười hô hố sẽ biến thành người không có duyên, cười để cầu hòa, cầu may bạn trở nên gượng gạo và mất tự tin, khách hàng sẽ bối rối và không thoải mái khi tiếp cận với bạn.
2. CHÀO – TẠO CHO KHÁCH HÀNG SỰ THOẢI MÁI
Chào đón, chào hỏi hay chào mời khi khách hàng đến cửa hàng? Những lời nói đầu tiên của người bán hàng tại cửa hàng sẽ làm cho khách hàng thật sự thoải mái hay không khi đi mua hàng.
Câu chào đầu tiên, ví dụ: Mời chị/anh vào xem hàng, mời chị/ anh cứ tự nhiên. Câu chào mời này sẽ tạo cảm giác rất thoải mái và dễ chịu, khách hàng có quyền đến cửa hàng để được xem và được lựa chọn, được thử. Quá trình lựa chọn, thử, xem sẽ phát sinh ra nhu cầu mua hàng. Nếu câu chào mời đầu tiên: Mời chị vào mua hàng. Câu chào mời này sẽ tạo ra áp lực cho người đi mua hàng, không mời khách hàng vào mua hàng, vì khách hàng không phải đến cửa hàng là có trách nhiệm phải mua hàng của bạn.
Chào mời là thích hợp nhất. Nhưng chào như thế nào?
Cử chỉ chào đầu tiên là bằng ánh mắt. Tăng cường chào hỏi bằng mắt, hãy nhìn thẳng vào người đối diện khi tiếp cận một cách tôn trọng để phát sinh tình bằng hữu. Không nhìn quá vào khách hàng quá lâu sẽ khiến họ có cảm giác bị tò mò và soi mói, không nhìn xét nét từ trên xuống sẽ tạo cảm giác khó chịu và bối rối cho khách hàng.
Nếu khách hàng quen, bạn hãy chào họ và gọi họ bằng tên. Ví dụ: Chào chị Lan. Người mua hàng đến cửa hàng lần thứ 2 nghe người bán hàng gọi đúng tên mình họ sẽ thật sự hạnh phúc và cảm giác thật thân thiện, khách hàng không còn cảm giác đến để mua và bán nữa, họ tin ngay vào hàng hóa và giá cả của cửa hàng bạn.
“Hãy biến khách hàng thành bạn hàng”. Cũng lưu ý rằng, lời chào đầu tiên được bắt đầu từ người bảo vệ của cửa hàng và lời tạm biệt cuối cùng cũng là chú bảo vệ.
3. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG – YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÓ QUAY TRỞ LẠI MUA HÀNG
Thái độ phục vụ quan trọng hơn sản phẩm và dịch vụ tốt đúng hay sai? Có nhiều người bán hàng kinh nghiệm cho rằng thái độ phục vụ quan trọng hơn là hoàn toàn đúng. Vì hiện nay, sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ rất nhiều và đa dạng, có hàng trăm công ty sản xuất cùng chủng loại, có hàng ngàn cửa hàng bán sản phẩm, dịch vụ cùng loại như bạn bán. Người mua hàng có quyền lựa chọn nơi bán hàng thoải mái nhất, lịch sự nhất và tôn trọng khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng là thực hiện công đoạn một cuộc bán hàng, nhưng chỉ hành động như một cái máy bán hàng thì bạn không thể hiện được thái độ phục vụ, hành vi của người bán hàng sẽ nói lên thái độ.Việc chăm sóc và phục vụ được chia thành 5 bước như sau:
Bước 1: Chào mời
Hãy chào mời khách hàng với một nụ cười thật tươi và không tạo sụ căng thẳng hoặc làm khách hàng bối rối, sự nhiệt tình quá mức sẽ làm khách hàng bị áp lực hoặc khó chịu khi xem hàng.
Ví dụ: Chào chị, mời chị vào xem ạ! Hoặc Chào chị, mời chị mua ạ!, Chào chị, chị mua gì? Khách hàng sẽ thích câu mời nào nhất? chắc chắn là câu đầu tiên. Họ có quyền được đến xem, được lựa chọn và không nhất thiết họ phải có trách nhiệm mua. Tuy nhiên cách phục vụ của người bán sẽ làm cho khách hàng bị thuyết phục và được gợi lên nhu cầu để mua.
Bước 2: Tìm hiểu xem nhu cầu của khách hàng là gì?
Thông thường, người bán hàng sẽ ra sức giới thiệu tính năng sản phẩm của mình cho khách hàng, nhưng thực sự chưa hiểu khách hàng cần gì và muốn gì, nếu bạn giới thiệu một sản phẩm không đáp ứng mong đợi của khách hàng bạn sẽ làm họ chán và thất vọng.
Hãy quan sát, hỏi và thăm dò xem khách hàng quan tâm điều gì? Họ đi xem hay họ mua? Họ mua để tặng hay để dùng? Họ mua loại thường hay loại tốt? Họ thuộc típ người nào? Kỹ tính hay dễ chịu? …
Sau khi tìm hiểu nhu cầu của khách hàng bạn chỉ cần đề nghị một vài sản phẩm đúng mong đợi của họ, họ sẽ thật sự quan tâm và chính bản thân họ cũng xác định đúng nhu cầu mua hàng của mình.
Bước 3: Trình bày lợi ích của sản phẩm và báo giá
Bạn không nên bận tâm với câu hỏi giá cả của khách hàng, vì họ cũng chưa thấy lợi ích của sản phẩm của bạn bán. Tuy nhiên, việc đầu tiên khi xem là khách hàng thường hỏi giá bao nhiêu. Bạn cứ thông báo giá cho khách hàng, nhưng bạn nói với họ rằng có rất nhiều mức giá khác nhau. Và có nhiều mặt hàng khác nhau. Và có cùng công dụng như vậy.
Hãy mời khách hàng thử hoặc cầm nắm, ngửi… và khách hàng sẽ quan tâm, lúc đó bạn sẽ có cơ hội để ca ngợi sản phẩm của mình, mỗi một sản phẩm là một bài hát, mỗi người bán hàng là một ca sĩ, bài hát đó sẽ hấp dẫn hay không, đi vào lòng người hay không phụ thuộc rất nhiều vào đẳng cấp của ca sĩ. Người bán hàng phải hiểu biết rất kỹ về sản phẩm của mình.
Bạn nói cho khách hàng một vài đặc tính vượt trội của sản phẩm và nhờ những đặc tính đó bạn sẽ diễn tả thành lợi ích và giá trị của món hàng. Thông thường, hiện nay có tới 80% những người bán hàng chỉ bán đặc tính của món hàng mà thôi,nhưng có 100% người mua hàng chỉ muốn mua lợi ích và giá trị sử dụng của món hàng. Lợi ích của món hàng có thể là vô hình có thể hữu hình, lợi ích vô hình là sản phẩm đó nói lên đẳng cấp của sử dụng, ví dụ: Một chiếc xe hơi Mercedes-Benz bạn không thể nói nó bền hay nó tiết kiệm nhiên liệu hoặc giá cả hợp lý, vì người mua chiếc xe đẳng cấp này thể hiện sự thành đạt và đẳng cấp của người sở hữu nó.
Bước 4: Kết thúc cuộc bán hàng
Trước khi kết thúc cuộc mua bán, bạn sẽ phải trải qua việc xử lý các phản bác của khách hàng. Nhưng bạn đừng lo lắng khi khách hàng phản biện, vì chỉ có phản biện mới có tín hiệu mua hàng. Khách hàng thường phản biện những gì? Trả giá, giảm giá, lo lắng chất lượng sản phẩm, so sánh giá cả với nơi khác, cách thức thanh toán, giao hàng, khuyến mãi…Đó là những phản bác rất bình thường và chứng tỏ khách hàng đang rất quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Ví dụ khách hàng nói: Giá cao quá vậy?
Bạn sẽ trả lời như thế nào? Thông thường người bán hàng sẽ phản ứng ngược lại: Dạ Không. Bạn càng bảo vệ ý kiến của mình bạn càng làm cho khách hàng cảm thấy họ sai và họ phòng thủ cũng như nghi ngờ về tính trung trực của người bán. Khi nghe khách hàng phản bác như vậy, bạn cứ thản nhiên và trả lời khách hàng: Chị nói giá cao là đúng, và nhiều người cũng nói món hàng giá cao như chị vậy, bởi vì chị đang xem xét một món hàng cao cấp và giá trị cao. Rất nhiều người muốn mua món hàng này, nhưng toàn là những người sử dụng hàng cao cấp và có điều kiện như chị vậy.
Lúc này, bạn hãy khen khách hàng qua cách mua hàng của họ, bạn sẽ chiếm được tình cảm của khách hàng. Nói tóm lại khi khách hàng phản bác, bạn thực hiện công thức 3 Đ: Đồng cảm, đồng tình và đồng ý. Bạn đồng cảm với sự lo lắng của họ, họ sẽ đồng tình với cách giải thích của bạn và khách hàng sẽ đồng ý mua.
Sau khi bạn xử lý phản bác xong, còn chần chờ gì nữa, bạn hãy kết thúc cuộc mua bán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn phát hiện ra các tín hiệu kết thúc của khách hàng như: Quan tâm đến giá cả, chất lượng, vui vẻ thử, đắn đo suy nghĩ, ngửi mùi, ướm thử…Khi phát hiện ra tín hiệu hãy kết thúc. Đừng bao giờ hỏi khách hàng: Chị có mua không? Khách hàng sẽ dễ dàng trả lời là không. Hãy kết thúc trực tiếp: Em lấy cái này cho chị nhé! Chị lấy 3 hay 4 cái ạ! Bạn giúp khách hàng một quyết định mua hàng khi họ còn chần chừ.
Sau khi kết thúc cuộc bán hàng, phần còn lại là phần nhạy cảm nhất và cần thiết nhất để giữ được khách hàng lần sau quay lại.
Thu tiền và trao hàng: Khi nhận tiền của khách hàng bạn hãy nói lên số tiền mình nhận từ khách hàng, ví dụ: Em nhận của chị 100.000 đồng, khi thối tiền cũng nói cho họ số tiền mà bạn trả lại, ví dụ: Tiền thối lại cho chị là 30.000 đồng.
Trao hàng cho khách hàng một cách nâng niu, trân trọng vì đó là món hàng mà khách hàng vừa sở hữu và vừa trả tiền cho bạn.
Tư vấn hướng dẫn sử dụng: Khi trao món hàng cho khách hàng, bạn nên tư vấn hướng dẫn cách sử dụng để khách hàng yên tâm và sử dụng đúng sẽ bảo đảm chất lượng của món hàng mà bạn đã từng nói với họ.
Bước 5: Cảm ơn và chào tạm biệt
Đây chưa phải là bước kết thúc, vì kết thúc cuộc bán hàng hôm nay là bạn đang chuẩn bị và chào đón cho một cuộc bán hàng mới lần sau cho khách hàng đó.
4. CẢM ƠN
Cảm ơn cũng là bước thứ 5 trong cuộc bán hàng của bạn và cũng là chữ C thứ tư trong công thức bán hàng. Cảm ơn, xin lỗi, rất lấy làm tiếc, vui lòng là những từ ngữ hay nhất và văn minh, lịch sự nhất trong xã hội. Ở các nước tiên tiến như gần chúng ta nhất là Singapore, người buôn bán hay xã giao hàng ngày họ luôn dùng những từ ngữ này như một thói quen có văn hóa và văn minh.
Hãy cảm ơn một cách chân thành tự đáy lòng mình, bạn sẽ thấy thanh thản và tạo được cảm tình với khách hàng.
5. CAM KẾT
Cam kết trong bán hàng là một yêu cầu cần thiết, người bán hàng tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm, dịch vụ của mình bằng những điều cam kết về chất lượng, dịch vụ bảo hành, bảo trì nhằm khẳng định niềm tin tuyệt đối của khách hàng vào nơi bán hàng. Cam kết là tinh thần trách nhiệm cao của người bán hàng đối với khách hàng của mình, cam kết với chính mình và xã hội.
6. CHUYÊN NGHIỆP
Thế nào là chuyên nghiệp?
Khái niệm chuyên nghiệp tùy theo tính chất công việc, nghề nghiệp và quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên chúng ta đang hướng đến tính chuyên nghiệp trong bán hàng thông qua hình ảnh của người bán hàng.
Bán Hàng – Nghề Chuyên Nghiệp
Một người bán hàng giỏi và chuyên nghiệp cần có rất nhiều yếu tố liên quan. Nhưng tóm lại cần bảo đảm 4 điều cơ bản đó là: Kiến thức chuyên môn (Knowledge), Thái độ tích cực về nghề nghiệp (Attitude) và Kỹ năng ứng dụng (Skills) được thực hành thường xuyên để biến thành Thói quen tốt (Habbit), người ta gọi đó là công thức chuyên nghiệp K.A.S.H
Trước hết, nhân viên phải có một KIẾN THỨC chuẩn về sản phẩm, văn hoá địa phương, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, tâm lý người tiêu dùng.
Tiếp theo, người bán hàng phải nhận thức được mình đang làm gì, THÁI ĐỘ của mình như thế nào đối với nghề nghiệp, công ty, cửa hàng và với khách hàng. Thái độ phục vụ! Đây là yếu tố mà hầu hết các nhân viên bán hàng hiện nay chưa quan tâm. Điều này tạo cho người tiêu dùng ấn tượng không tốt về doanh nghiệp cũng như thương hiệu sản phẩm.
Một yếu tố không thể thiếu đối với nhân viên bán hàng là KỸ NĂNG. Nhân viên bán hàng cần phải giao tiếp tốt, đàm phán, trình bày lợi ích sản phẩm, hoá giải các phản bác, kết thúc cuộc bán hàng thuyết phục, biết khách hàng cần gì và làm hài lòng khách như thế nào, trưng bày hàng hoá, lập kế hoạch cho công việc mỗi ngày. Đây cũng là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc của người bán hàng cũng như tính cam kết và tinh thần trách nhiệm của họ.
Hãy thực hành thường xuyên phong cách bán hàng theo công thức 6 C để biến thành THÓI QUEN tốt trong nghề nghiệp.
6C = Cười, Chào, Chăm sóc, Cảm ơn, Cam kết và Chuyên nghiệp
Bài viết liên quan:

Công thức của thành công trong nghề bán hàng

Công thức của thành công trong nghề bán hàng

  1. Công thức của thành công
THÁI ĐỘ + SỰ HÀI HƯỚC + HÀNH ĐỘNG = THÀNH CÔNG
Thái độ: Cần tích cực trong suy nghĩ, trong cách giao tiếp
Hài hước: thể hiện ở cách nhìn nhận các sự vật, hiện tượng luôn là viễn cảnh về một cuộc sống hiệu quả & thành công trong nghề bán hàng. Thật tuyệt khi khách hàng nói: "Tôi thích nói chuyện với bạn vì bạn làm tôi cười" hay "Bạn đã tạo ra một ngày mới cho tôi".
Hành động: Hãy thực hiện những gì mà bạn nói.
    2. Lý do thất bại
Theo một điều tra của Mỹ về lý do tại sao chúng ta thất bại trong bán hàng, kết quả như sau:
15% : Do thiếu sự đào tạo cả về sản phẩm lẫn kỹ năng
20%: Do kỹ năng nói hoặc viết kém
15%: Do sếp hoặc quản lý kém hiểu biết hoặc có vấn đề
50%: Do thái độ
Chúc các bạn tìm được công thức riêng với tỷ lệ % phù hợp cho công thức của mình nhé!

BÍ QUYẾT NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG

BÍ QUYẾT NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG


Thời buổi cạnh tranh khốc liệt, thương trường như chiến trường, định vị được khách hàng mục tiêu đã khó, tiếp cận được với khách hàng càng khó hơn, và chốt được đơn hàng lại càng gian nan vất vả. Sẽ thật là phí phạm khi bỏ ra rất nhiều chi phí để tiếp cận được khách hàng nhưng lại không chốt sale được. Bản thân mình cũng rất đau đầu về vấn đề này, tìm được nhân viên tư vấn sale thực sự tốt và đủ tố chất không hề dễ dàng. 




Nhiều đơn hàng nhân viên tư vấn bó tay, bỏ ngỏ, mình nhảy vào quẩy một hồi thì lại ra đơn, tuy nhiên điều kiện thời gian không cho phép nên đa phần việc tư vấn khách hàng mình không thể tham gia trực tiếp được, chỉ dạy thì hầu như không thay đổi được mấy vì những tố chất cần thiết nó phải ăn vào tính cách chứ không phải kỹ năng nữa rồi. Hôm nay rảnh rảnh tí, ngồi lan man chút kinh nghiệm chốt sale của chính mình (phạm vi chia sẻ chỉ đối với nhân viên tư vấn qua điện thoại hoặc qua internet), mọi người cùng thảo luận, chia sẻ và ủng hộ mình nhé.

– LUÔN TÌM HIỂU THÔNG TIN CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG

1. Tại sao phải tìm hiểu thông tin cá nhân khách hàng?

Thời buổi công nghệ, khi con người phụ thuộc quá nhiều vào internet, dấu vết thông cá nhân bị để lại rất nhiều trên mạng, chỉ cần một chút thông tin ban đầu ít ỏi, hoàn toàn có thể moi ra được tất tần tật mọi thứ về ai đó.
Có được thông tin cá nhân của khách hàng giúp NVTV có cái nhìn tổng thể ban đầu về khách hàng, xác định sơ qua được tính cách, thói quen, từ đó có thể nắm bắt được tâm lý và có hướng tư vấn, ứng xử hợp lý, tạo điều kiện để truyền đạt thông tin một cách tốt nhất đến khách hàng.

2. Lấy thông tin cá nhân khách hàng ở đâu?

Có 3 nguồn quan trọng nhất, dễ dàng móc ra thông tin cá nhân nhất là Facebook, Mail, SĐT. Các nguồn này có thể có ngay từ đầu hoặc do NVTV khéo léo móc ra trong quá trình tư vấn. Tuy nhiên những thông tin mà bài viết này nhắm đến là những thông tin không do khách hàng tự cung cấp, vì sao thì phần sau sẽ rõ. Nếu nắm được các nguồn này thì hầ hết các bạn sẽ biết được:
- Tuổi, giới tính.
- Nơi ở, quê quán, công việc, địa chỉ công tác.
- Một vài sở thích cá nhân.
- Khả năng chi trả cho món hàng.

3. Mẹo sử dụng thôn tin cá nhân:

a) Tạo sự đồng cảm, hợp tính cách: 
NVTV không bao giờ là một con người, với mỗi khách hàng NVTV lại là một con người khác. Khách hàng là các em gái teen teen mới lớn, NVTV cũng sẽ là các em teen teen, sài nhiều emo, icon trong lúc tư vấn, mơ mộng và đi xe đạp điện. Khách hàng là người có ô tô, cuồng otofun, câu đầu tiên NVTV nói với khách hàng là “Chào cụ/mợ”. Facebook khách hàng trần ngập ảnh chụp với con, với mẹ, nhưng không thấy bóng dáng người đàn ông ở đâu, NVTV lại trở thành người đàn bà tự lập, căm ghét đàn ông…. Đây chính là chìa khóa để khách hàng cảm thấy nói chuyện với NVTV có vẻ “hợp”, và khi đã hợp rồi thì nói gì cũng dễ nghe.

b) Tạo tình huống trùng hợp. ngẫu nhiên:
Con người ta luôn hứng thú với sự trùng hợp, ngẫu nhiên. Không phải tự dưng rất nhiều người tin vào duyên số, số phận. Khi đã hứng rồi thì mua hàng cũng hứng.

Câu chuyện 1: Khách nhắn tin đến page, vào Fb cá nhân của khách, không có nhiều thông tin cá nhân cho lắm, dòm qua vài cái ảnh, NVTV nhìn thấy có cái ảnh khách chụp khoe lọ nước hoa để trên bàn làm việc. Vậy là NVTV biết KH thích nước hoa gì, nhưng NVTV lại để ý thấy bàn làm việc của KH có nhiều giấy tờ của Ngân hàng X  moi thêm được thông tin về nơi làm việc. Trong lúc tiếp cùng lúc nhiều khách, tin nhắn của Kh bị trôi mất mà NVTV không để ý, KH trách NVTV để mình phải đợi lâu. NVTV liền nhanh trí bảo rằng “Xin lỗi chị, em vừa phải chạy gấp qua NH X có việc, mấy chị giao dịch viên xinh quá nên nán hơi lâu”. Ngay lập tức KH sẽ nói “Trùng hợp thế, chị cũng làm ở NH X”. NVTV được đà lấn tới “ Ui thế ạ, em thấy gái NH X là xinh nhất trong các ngân hàng, ngồi đối diện thơm phức luôn”. Và kể từ đây không khi của cuộc tư vấn khác hẳn, kết quả là NVTV nhanh chóng chốt đc đơn hàng.

Câu chuyện 2: Facebook cá nhân của KH có chụp ảnh phòng ngủ, sơn tường màu vàng. KH đòi mua sản phẩm màu đỏ nhưng kho báo hết. NVTV lại nhanh trí tứ vấn khách hàng “ Anh lấy màu xanh đi ạ, màu này bên em đang bán rất chạy, hợp phong thủy và trông nổi bật nếu đi với màu tường VÀNG, hồng, cam”. Khách hàng sẽ cảm thấy thật trùng hợp, màu tường nhà mình màu vàng, nghe NVTV nói cũng “có lý”. Kết quả là chốt được đơn hàng màu xanh.
Có thể thấy, thông tin cá nhân mà NVTV moi được càng khó tìm, càng ở những nơi không ngờ tới thì khả năng tin vào sự trùng hợp ngẫu nhiên của KH càng cao. Cộng thêm khả năng tận dụng, xây dựng tình huống hợp lý, không quá lố của NVTV, khả năng chốt được đơn hàng rất cao.

c) Tạo hiệu ứng đám đông, ăn theo:

Mẹo này áp dụng đối với các thông tin sẵn có do KH tự cung cấp hoặc sờ sờ ở profile, ai cũng có thể nhìn thấy. Khi có nhiều người giống mình mua sản phẩm, tâm lý khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng vào sản phẩm hơn.
- Em học ở ĐH ABC đúng không, bên đó nhiều bạn qua mua hàng chỗ chị lắm, đều Feedback rất tốt nè  quẳng mấy cái Feedback vào.
- Chị làm ở Ngân hàng ạ? SP này bên em đang đc dân NH chuộng lắm chị ạ, khách bên em chủ yếu là ở NH X, NH Y, NH Z qua mua đấy ạ.
- Bạn là shiper đúng không ạ? Thế thì quá chuẩn rồi vì sản phẩm này phù hợp nhất với các bạn shiper đó, khách mua hàng bên mình đa phần là các shiper.

d) Tạo hiệu ứng nổi bật, riêng biệt:

Câu chuyện 3: NVTV được phép giảm 50K/sản phẩm để tăng doanh số. KH hỏi có chương trình khuyến mại giảm giá gì không, NVTV trả lời đang có chương trình giảm giá 50K/sp cho tất cả các khách hàng  vứt. Thay vào đó, hãy mò vào pro5 của KH và xem, chẳng hạn thấy KH có sinh nhật vào tháng 12, “Bên em đang có chương trình giảm giá 50K/sp cho các KH có sinh nhật vào tháng 12 vì đó là tháng sinh của Sếp tổng”. Tâm lý khách hàng sẽ khác hẳn, ở trường hợp ban đầu, KH sẽ cảm thấy lợi ích của mình ngang bằng với tất cả mọi người. Còn trường hợp thứ 2, KH sẽ cảm thấy lợi ích của mình cao hơn đa số các Kh khác  tâm lý muốn mua hàng cao hơn. 

Câu chuyện 4: KH yêu cầu giảm giá, NVTV ok cái rụp  vứt. Đằng nào cũng giảm giá, thì phải giảm làm sao cho có hiệu quả nhất. “ Shop không bao giờ giảm giá đâu bạn, cơ mà mò vào thấy avatar của bạn xinh quá nên shop sẽ giảm giá cho mình bạn thôi nhé”. KH: “♥, xxx”.
Sâu xa thì cái này đánh vào tâm lý tham lam của con người, lúc nào cũng muốn mình hơn người khác.

Theo Cộng Đồng iSocial

BÀI HỌC NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG QUA 3 MẨU CHUYỆN NHỎ

BÀI HỌC NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG QUA 3 MẨU CHUYỆN NHỎ
Thấu hiểu tâm lý khách hàng là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong kinh doanh mà không một trường lớp nào có thể dạy được hết. Nó đòi hỏi nhiều sự tinh tế trong quan sát và trải nghiệm thực tế của người làm kinh doanh. Dưới đây là 3 mẩu chuyện nhỏ có thể cho bạn một vài gợi ý thú vị về tâm lý khách hàng.
1. Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng cuối tuần. Khi đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh tiến đến và hỏi giá.
Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong: “Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!”

Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.
➤ Kinh doanh có thể bán được nhiều hàng thì chính là nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, từ đó sáng tạo cho mình phương thức kích thích mua hàng độc đáo.
2. Vợ chồng đi mua bát đĩa
Một cặp vợ chồng nọ đi dạo qua các cửa hàng. Người vợ nhìn thấy một bộ đồ ăn cao cấp và tỏ ý muốn mua. Ông chồng chê món đồ đó đắt đỏ nên không muốn chi tiền. Người bán hàng xem qua rồi nói nhỏ một câu với người chồng. Sau khi nghe xong, ông không còn do dự, liền lập tức bỏ tiền ra mua.
Tại sao người chồng lại thay đổi nhanh chóng này đến như vậy?
Người bán hàng nói: “Bộ đồ ăn này quý như thế, vợ của anh sẽ không nỡ để anh rửa chén đâu”.

➤ Có rất nhiều cách để thuyết phục khách hàng bỏ tiền. Quan trọng là bạn hiểu được khách hàng một cách sâu sắc để biết được điều gì có thể kích thích họ chi tiền ngay lập tức.
3. Kẻ ăn mày
Ngày nọ, có một người ăn mày đến nhà Tiểu Vương xin ăn. Tiểu Vương bèn cho ông ta 10 đồng, ngày hôm sau người ăn xin này lại đến.
Lại cho 10 đồng, và sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong 2 năm liền.
Rồi một ngày Tiểu Vương chỉ cho ông ta 5 đồng thay vì 10 đồng như trước kia. Người ăn mày bèn hỏi lại: “Sao trước kia ngài cho tôi 10 đồng, giờ ngài lại chỉ cho 5 đồng?”

Tiểu Vương đáp lại: “Ta đã kết hôn”.
Người ăn mày giận dữ tát Tiểu Vương một cái rồi lại một cái nữa, sau đó ông ta thốt lên: “Chết tiệt, sao ngươi lại cầm tiền của ta để đi nuôi mụ vợ nhà ngươi?”.
➤ Bài học rút ra cho các doanh nghiệp là: Đừng để khách hàng mình quá quen với việc nhận được những thứ miễn phí hoặc được giảm giá quá thường xuyên, lâu dần tạo thói quen xấu cho người mua, khiến họ sau này chỉ thích được nhận chứ không muốn bỏ tiền ra.
Xem thêm các bài viết hữu ích tại: www.hoasao.vn

10 KỸ NĂNG DÀNH CHO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

10 KỸ NĂNG DÀNH CHO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP


Ngày nay, trở thành một người bán hàng không khó nhưng để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đó không phải là điều đơn giản. Là một người bán hàng bạn luôn luôn mong muốn khách hàng đến với mình và chờ đợi sự đồng ý của họ.
Ngày nay, trở thành một người bán hàng không khó nhưng để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp đó không phải là điều đơn giản. Là một người bán hàng bạn luôn luôn mong muốn khách hàng đến với mình và chờ đợi sự đồng ý của họ. Để có được lòng yêu mến và sự đồng ý của “những thượng đế”,chúng ta cần cả một chiến dịch chứ không phải chỉ là cách bán sản phẩm và dịch vụ thông thường.
Khách hàng là Thượng đế đó là một chân lí không thể thay đổi vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức,thực hành về kĩ năng chăm sóc và thuyết phục khách hàng. Có như vậy chúng ta mới có thể trở thành những người bán hàng chuyên nghiệp.
Khách hàng ngày nay không chỉ mua sản phẩm họ cần mua mà bên cạnh đó họ còn quan tâm đến thông tin sản phẩm, cách thức giao tiếp và thái độ người bán hàng,..Một người thông minh phải là người biết kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết để bạn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
1.  Đặt vị trí của mình vào vị trí của khách hàng xem họ muốn gì và cần gì? Bên cạnh đó cũng tìm hiểu xem những điều gì làm họ không thoái mái,thấy khó chịu.
2. Tạo ấn tượng ban đầu. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, những cử chỉ lời nói của bạn sẽ níu giữ bước chân của khách hàng. Ấn tượng ban đầu tốt sẽ giúp việc bán hàng của bạn được thuận lợi hơn.
Bán hàng chuyên nghiệp - chính sách giảm giá
3. Một trong những bí quyết để trở thành nhân viên bán hàng giỏi là bạn phải biết nắm bắt tâm lý khách hàng bởi vì khách hàng của bạn gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.Họ có sở thích,tính cách khác nhau do đó bạn cần nắm bắt tâm lý, tìm hiểu xem họ đang mong muốn điều gì để đáp ứng một cách nhanh chóng.
Khách hàng , họ mua lợi ích chứ không phải mua sản phẩm - thứ mà sản phẩm mang lại cho họ và sau đó là sự thỏa mãn - thứ mà sản phẩm tạo ra cho họ … Do đó người bán hàng có thể đoán và đưa ra ý kiến và những hành động, phù hợp để thuyết phục khách hàng.
4. Vận dụng tri thức và sức mạnh ý chí của mình để diễn đạt sản phẩm bằng lời một cách thuần thục. Khi gặp những khách hàng khó tính bạn cần thuyết trình và giới thiệu một  cách trôi chảy về sản phẩm.
5. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Hiểu rõ được tầm quan trọng của bán hàng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
6. Kiên nhẫn, nhiệt tình ngay cả khi khách hàng từ chối sản phẩm và trong những tình huống khó khăn nhất.
Bán hàng chuyên nghiệp - quyết định mua hàng
7.  Một điều vô cùng đơn giản nhưng không thể thiếu đó là đừng bao giờ tiết kiệm nụ cười. Một nụ cười của người bán hàng sẽ đem đến cả một bầu trời hạnh phúc và niềm hưng phấn cho bất kỳ ai ghé vào cửa hàng. Khi khách hàng bắt gặp được nụ cười của người bán hàng tại cửa hàng, lúc đó họ sẽ  có cảm tình ngay với  sản phẩm, người bán hàng và cửa hàng của bạn.
8. Tham gia khóa học hướng dẫn cách bán hàng chuyên nghiệp. Bạn cần coi bán hàng là một công việc chuyên nghiệp và chuyên tâm vào nó có như vậy mới giữ được khách hàng và tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp.
Không ngừng học hỏi, tham gia khóa học giúp tạo ra kỹ năng bán hàng một cách thường xuyên.
9. Luôn luôn nói cảm ơn và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất có thể. Bạn đừng nghĩ rằng khi khách mua hàng và mọi chuyện kết thúc. Chăm sóc khách hàng tốt là cách bạn sẽ có những khách hàng tiềm năng, những vị khách quen này sẽ luôn nhớ đến bạn đầu tiên khi cần mua sản phẩm của công ty bạn.
Nụ cười chẳng mất tiền mua, nhưng nó lại là bí quyết "cực tốt" để bạn có thể bán hàng thành công.
10. Biết tận dụng và xây dựng nhiều mối quan hệ. Điều cuối cùng là bạn phải biết tận dụng và tạo dựng được nhiều mối quan hệ. Hãy duy trì mối quan hệ dài hạn với khách hàng. Cơ hội bán hàng luôn tiềm ẩn trong các mối quan hệ bạn tạo dựng được.
Biết tận dụng các mối quan hệ là ưu điểm thường thấy của nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Một người bán hàng giỏi và chuyên nghiệp cần có rất nhiều yếu tố liên quan. Nhưng tóm lại cần có 4 điều cơ bản đó là: Kiến thức chuyên môn (Knowledge), Thái độ tích cực về nghề nghiệp (Attitude) và Kỹ năng ứng dụng (Skills) được thực hành thường xuyên để biến thành Thói quen tốt (Habbit), người ta gọi đó là công thức chuyên nghiệp K.A.S.H.

KẾT LUẬN

Bán hàng tức là “Giúp khách hàng mua” nghĩa là để khách hàng mua một cách tự nguyện và hài lòng về sản phẩm đã mua. Thay vì nài ép, năn nỉ khách hàng người bán hàng cần tư vấn, giải thích để khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm và tự quyết định mua. Thành công của người bán hàng chính là khách hàng tin vào sản phẩm họ mua và bạn đã có được những khách hàng tiềm năng. Không có sự thuyết phục nào dễ mang lại thành công hơn sự chân tình và sự quan tâm thật sự đến lợi ích của khách hàng. Nếu người bán hàng thấm nhuần các quan điểm bán hàng chuyên nghiệp như trên, điều đó có nghĩa là Thành công đang nằm trong tay bạn !

ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG KDTM BẠN PHẢI NẮM CHẮC 4 KHÍA CẠNH

ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG KDTM BẠN PHẢI NẮM CHẮC 4 KHÍA CẠNH SAU ĐÂY:

1. Sự phát triển của 1 thị trường to lớn
Cho tôi hỏi nếu bạn là một nhà sản xuất ra đầu đĩa lớn nhất thế giới điều đó có còn ý nghĩa với ngày nay không? Không! Cho dù sản phẩm của bạn rất tốt cũng không có ý nghĩa gì khi thị trường không còn nữa!
2. Thứ hai sản phẩm phải độc đáo và phải được tiêu dùng thường xuyên!
  Tôi sẽ nói về tính độc đáo trước, nếu như sản phẩm của bạn không độc đáo, bạn sẽ phải cạnh tranh với vô vàn các sản phẩm khác, ai bán giá tốt nhất và ai tiếp cận với khách hàng gần nhất người đó sẽ chiến thắng!
 “Còn nếu như, bạn có sản phẩm độc đáo khách hàng sẽ tìm đến bạn”.
 
    “Sản phẩm phải được tiêu dùng thường xuyên”.
 
     Nếu như sản phẩm của bạn không được tiêu dùng thường xuyên, bạn sẽ bị thất nghiệp cho đến thương vụ sau! Chắc chắn bạn muốn bán một món hàng dùng liên tục! Chẳng hạn như khách hàng nhấc điện thoại kết nối với intenet, gia hạn thành viên sử dụng thiết bị hay sử dụng hết một hộp thực phẩm chức năng này lại mua một hộp khác! Và bạn lại tiếp tục được hưởng thêm một khoản hoa hồng liên tục như vậy.
 
 
                                                                 3. Thứ ba là thời điểm!
 
    Chủ yếu ở đây tôi muốn nói đến xu hướng của thời đại! Trong suốt các thời kỳ của nền kinh tế có người kiếm được tiền có người thì mất tiền.
Những người kiếm được tiền là những người đón đầu được xu hướng!
Những người mất tiền là những người bỏ lỡ xu hướng!
Vậy làm sao bạn đón đầu được xu hướng lớn đây?
 
    Nếu bạn kinh doanh bất kể bạn kinh doanh gì bạn cần biết ngành nào đang phát triển ngành nào sắp phát triển, không cần quá quan tâm phải đến trường học trong vòng bao lâu nữa! Điều cần quan tâm nhất là liệu bạn có đang đứng trước xu thế không? Đừng vì lý do bạn đang học một chuyên ngành nào đó mà trói buộc cuộc đời mình!
 
    Vậy nếu bạn nhìn vào xu hướng chúng ta dễ dàng thấy rằng chúng ta đang có hơn một tỷ người đang ở độ tuổi 50 đến 60, trong trường hợp đó bạn muốn là một phần của kinh doanh gì nào? Hãy nhìn thử vào hiện tại và tương lai! Sức khỏe và chống lão hóa là một xu hướng khổng lồ! Đời sống nâng cao, không ai muốn mình già đi,và sức khoẻ yếu đi  vậy những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ,ngăn ngừa bệnh tật,chống lão hóa sẽ liên tục bùng nổ.
Đó là những xu hướng lớn! Vậy nên, nếu bạn muốn kiếm được thu nhập thông minh. Bạn cần phải tập trung vào những ngành nào được định vị để đón đầu xu hướng!
 
 
                                                                      4. Yếu tố thứ tư là vận dụng đòn bẩy:
    Tôi sẽ dành thời gian để nói sâu hơn về yếu tố này, vì chúng ta thường không được dạy về nó! Chúng ta được dạy rằng: phải học hành chăm chỉ, phải chuẩn bị hồ sơ thật là tốt để bán chuyên môn của mình để lấy tiền của ông chủ! Vấn đề ở đây là chúng ta không trao đổi được chuyên môn thì chúng ta không có tiền, cho những chuyến đi là những tốn kém, đánh gôn cũng là tốn kém! Thời gian cho gia đình, dù rất quan trọng cũng là tốn kém! Định nghĩa của từ đòn bẩy có nghĩa là gia tăng thêm phương tiện để đạt được mục tiêu! Một dạng của đòn bẩy đó là hãy gửi tiết kiệm 5 triệu đô la với lãi suất là 10% một năm! Nó sẽ cho bạn thu nhập 41.000 đô la mỗi tháng. Với điều này, cho dù bạn vẫn đi đánh gôn hay đi chơi du lịch nghỉ ngơi với gia đình… bạn vẫn có thu nhập đều đặn là 41.000 đô la mỗi tháng! Bạn đang vận dụng đòn bẩy trên tiền của bạn. Ai cũng yêu dạng đòn bẩy này nhưng không phải ai cũng có được nó!
 
 
    Để tôi giải thích thêm một dạng đòn bẩy dành cho mọi người. Kể cả bạn trong đó! Ngay cả khi bạn không muốn xem tiếp, hãy để tôi nói với bạn một khái niệm đơn giản, sẽ đem đến cho bạn những điều vô cùng giá trị! Hãy hình dung bạn đang sở hữu một công ty và bạn tuyển mình tôi vào làm! Tôi làm việc 8h vào ngày thứ hai, bạn cũng làm việc 8h vào ngày thứ hai giống như tôi.
 
 
   Hãy nghe kỹ nhé! Bạn nhận được 16h làm việc, bạn đang vận dụng đòn bẩy công sức của tôi, tôi là nhân viên của bạn mà. Theo lý thuyết là bạn càng có nhiều nhân viên thì bạn càng có nhiều đòn bẩy.
 
    Theo lý thuyết thì có nhiều nhân viên tuyệt thật đấy! Nhưng thực tế là rất khó khăn để quản lý nhiều nhân viên, người ta nói rằng: cứ có một nhân viên là một cái nhức đầu! Nếu bạn có 100 nhân viên bạn sẽ nhập viện sớm thôi! Vì lý do là chẳng có nhân viên nào làm việc tận tụy như ông chủ, vì họ đâu có sở hữu công ty! Vậy thì tôi sẽ nói cho bạn cách sử dụng đòn bẩy đúng nghĩa! Nếu như chỉ có một điều sẽ đem đến sự thành công cho bạn đó là sử dụng đòn bẩy đúng nghĩa!
 
 
    Để làm được điều này bạn phải tạo ra một môi trường để mọi người có thu nhập công bằng! Muốn có môi trường công bằng! Mời bạn hãy gia nhập ngay vào đội ngũ doanh nhân MLM! Chỉ có kinh doanh theo mạng mới tạo được đòn bảy đúng nghĩa và công bằng.
 
- Theo Tim Sales
Sức mạnh của sự sao chép. Phương pháp thành công